4 quan niệm sai lầm về tiền bạc mà bạn thường mắc phải

0
Dưới đây là 4 tư duy lệch lạc về tiền bạc mà rất có thể bạn đang mắc phải.
Bạn có đang phải chật vật với chuyện tiền nong trong cuộc sống? Hay bạn đang cảm thấy kiếm bao nhiêu tiền cũng không đủ? Dưới đây là 4 tư duy lệch lạc về tiền bạc mà rất có thể bạn đang mắc phải. Biết rõ 4 tư duy này để bạn có thể tự do trong việc quản lý tài chính của mình.

1. Không bao giờ mãn nguyện với những gì mình đang có

Cựu giám đốc điều hành (CEO) của công ty McKinsey & Company- công ty Tư vấn quản lý toàn cầu Rajat Gupta thời bấy giờ đang sở hữu 1 khối tài sản khổng lồ khoảng 1 tỷ đô la Mỹ và sống sung túc với sự nghiệp đồ sộ của mình. Nhưng những thứ đó với ông là chưa đủ, ông vẫn luôn muốn giàu có hơn nên đã chọn cách gian lận thông qua thông tin nội bộ để kiếm lời từ thị trường cổ phiếu. May mắn chưa được bao lâu, cuối cùng doanh nhân gốc Ấn này đã bị vạch trần và bị kết án 2 năm tù.

Cựu giám đốc điều hành (CEO) của công ty McKinsey & Company

Thực chất bản tính của con người là luôn ham muốn. Chúng ta luôn ham muốn có một nguồn thu nhập cao hơn, luôn ham muốn có cuộc sống tốt hơn. Ham muốn là một nguồn động lực to lớn để ta tiến lên, điều này là rất tốt nhưng nếu vì quá ham muốn mà mất đi lý trí, nảy sinh các hành vi không đúng đắn thì ham muốn lại trở thành một sự sai lầm.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn nỗ lực từng ngày để có được nhiều tiền bạc hơn nhưng hãy biết đến khi nào là đủ. “ Sống biết đủ” là một phương châm sống mà nhiều người đã dùng kinh nghiệm cả đời của mình để truyền đạt.

2. Tiêu tiền để lấy về sự tôn trọng của người khác.

Chúng ta thường dùng những vật chất bên ngoài để thu hút sự chú ý, để thể hiện với mọi người rằng mình giàu có nhưng thực chất mọi người chỉ quan tâm tới tài sản mà bạn đang sở hữu, chứ không chú ý đến chủ nhân của những món đồ xa hoa ấy là ai, thành đạt như thế này.



Điều này được chứng minh qua một hiệu ứng tâm lý rằng nếu bạn thấy người khác đang đi một chiếc xe sang trọng, thì hãy chú ý đến suy nghĩ của mình, bạn đang muốn bản thân mình sở hữu được chiếc xe đó, bạn sẽ tưởng tượng mình đang ngồi trên chiếc xe đó hơn là muốn biết chủ nhân của chiếc xe là ai.

3. Của cải là những vật chất bên ngoài

Ảnh minh họa

Nhà lầu, xe hơi,...chúng ta thường đánh giá một người giàu có như thế nào thông qua những gì họ thể hiện ra bên ngoài. Nhưng thật ra những thứ này không đại diện cho sự giàu có của một người. Một người vừa mua chiếc xe 3 tỷ, thì tức là tài khoản của họ đã mất đi 3 tỷ, hoặc cũng có thể là họ phải làm việc trong vài năm tới để trả góp cho chiếc xe 3 tỷ ấy.

#000
Ảnh minh họa

“Có tiền” khác với “có của”, có tiền là số tiền chúng ta kiếm được mỗi tháng và có của là số tài sản mà ta giữ lại được. Chúng ta sẽ không biết được của cải của những người thật sự giàu có là bao nhiêu vì tiền họ đã dùng để đầu tư, để tiền sinh ra tiền chứ không dùng để mua sự hào nhoáng bên ngoài. Bạn có thường thấy là những người thành đạt thường rất giản dị không?

Có một triết lý như thế này: Tiêu tiền để chứng tỏ bạn có tiền là cách nhanh nhất để bạn hết tiền.

4. Tiền là quan trọng hơn hết

Chúng ta thường nói tiền mang lại hạnh phúc, vì lẽ đó mà cuộc sống hạnh phúc mới là điều quan trọng hơn hết, quan trọng hơn cả tiền. Một nghiên cứu của đại học Michigan đã chỉ ra: con người ta càng có nhiều sự lựa chọn thì càng dễ dàng hạnh phúc hơn. Lựa chọn được làm những điều mình thích, lựa chọn gặp gỡ với những người mà mình yêu quý, chúng ta dùng tiền để lựa chọn những điều đó, chứ không phải làm một công việc mà ngày nào cũng đem lại tâm trạng bực bội.

Bạn tích lũy được số tiền có thể sống trong vòng 2 năm, bạn sẽ có 2 năm để làm những điều mình thích. Tích lũy được càng nhiều tiền, bạn sẽ càng có nhiều sự lựa chọn.

Tiền đem lại cho chúng ta cuộc sống hạnh phúc chứ chúng ta không hy sinh cuộc sống hạnh phúc để đôi lấy tiền.
Tags: tiền bạc

BÌNH LUẬN (0)

Tin liên quan