Bạo lực ngôn từ: Chúng ta đều là con người, vậy có cần đối xử với nhau hà khắc đến như vậy không?

0
Ai cũng nói, chẳng có gì vui bằng khi còn ngồi trên ghế nhà trường, còn được là các cô cậu học sinh khoác lên mình chiếc áo dài trắng tinh khôi. Ấy thế mà, sự thật vẫn phũ phàng hơn chúng ta nghĩ. Hàng đầy những sự việc đáng buồn xảy ra liên quan đến bạo lực học đường, bạo lực ngôn từ trên các trang báo mạng, vậy nguyên nhân là do đâu? 

Chúng ta đều biết và hiểu rằng: mỗi người sinh ra đều mang một sứ mệnh riêng và một suy nghĩ riêng, chúng ta chẳng phải là mảnh ghép hoàn hảo cho tất cả mọi người; tranh đua thành tích học tập; gia thế;... – tất cả những điều đó đều là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. Việc xảy ra những tranh cãi là chuyện rất dễ gặp nhưng để biến nó trở thành một sự việc lớn hơn, có ảnh hướng đến tính mạng thì đó là điều cần được nói đến.

Bạo lực không có nghĩa là những vết xước ở da, những vết bầm trên tay,... mà lớn hơn là những vết thương trong lòng, trong tim. Một quả bóng càng ngày càng to sẽ bể, nỗi đau cũng vậy, một khi nó dần to ra sẽ khiến con người ta không thể kiểm soát bản thân mình.

Cái tuổi cấp 3 thật sự là độ tuổi của sự ngông cuồng, chỉ cần một cái liếc mắt vô tình đã khiến đối phương tức giận. Có thể nói, tuổi này thật sự rất nhạy cảm.


Những sự việc đã xảy ra khiến tất cả chúng ta đều phải nhìn nhận về bản thân mình như vụ việc của em N.T.Y.N (Trường THPT chuyên Đại học Vinh). Khi sự việc đau lòng này xảy ra, đã có 2 luồng ý kiến; một là thương tiếc cho em ấy và lên án mạnh mẽ các thành phần ức hiếp em ấy; còn lại thì lại chỉ trích em ấy "Tại sao lại mềm yếu, dại dột như vậy?", nhưng thật lòng, chúng ta có đặt mình vào em ấy cũng chẳng thấu nổi, những lời nói như những con dao sắt nhọn đâm vào tim. Chúng ta đều là con người, vậy có cần đối xử với nhau hà khắc đến như vậy không?

Em N.T.Y.N (Trường THPT chuyên Đại học Vinh) tự tử nghi do bạo lực học đường

Để nhắc nhớ lại, chúng ta cũng đã từng cùng nhau trải qua biết bao là kỷ niệm: cùng nhau vui tươi cười nói khi “tinh nghịch” với thầy cô mà chúng ta rất rất yêu quý; cùng nhau khóc lóc rồi buồn bã khi tập thể phải thua cuộc một cuộc thi mà chúng ta đã tâm huyết và cố gắng; cùng nhau bực tức và phẫn nộ khi một đứa bạn bị bắt nạt từ lớp cạnh bên; cùng nhau pha trò trêu chọc mấy đứa. Điều tích cực là thế đấy, ấy mà “xích mích” – 2 từ gây ám ảnh với biết bao thế hệ học sinh, nó ngày càng trở thành “trend” trong học đường. Dù đã trải qua ba năm học cùng nhau, gắn kết với nhau trong một tập thể, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa cảm nhận được sự quý mến nhau thật lòng. Có lẽ, chúng ta khác nhau về quan điểm và tính cách nên không thường có tiếng nói chung.

Có những bạn đến hiện tại, nhắc đến 3 năm cấp 3 thì chỉ biết "lắc đầu" vì sự điều ám ảnh đấy. Đối với nhiều học sinh, cấp 3 vui vì có thể chia thành phe "ăn hiếp" một bạn học sinh nào đấy và đồng nghĩa với việc bạn bị đối xử không công bằng sẽ ám ảnh việc đấy về sau này.


Tình trạng bạo lực học đường hiện nay, đặc biệt là bạo lực học đường bằng ngôn từ đã , đang và chắc chắn sẽ còn tiếp diễn; hiện nay, việc này đã trở thành vấn nạn trong học đường. Điều mà luôn được nhà trường, phụ huynh quan tâm và là nỗi lo ngại, trăn trở của xã hội.

Để hạn chế việc này, mỗi bạn học sinh phải hạn chế cái tôi của bản thân, rèn luyện bản thân mỗi ngày, sống cởi mở, hòa đồng, học kiềm chế cảm xúc.

Cuối cùng, những điều tốt đẹp vẫn đang đợi chúng ta ở phía trước, thế nên bạn nào đang trong tình trạng trên, hãy dũng cảm lên tiếng để bảo vệ bản thân; chúng ta sinh ra để có quyền được sống, được yêu thương và hạnh phúc.

Mọi người có đang quá khắt khe với Hoa hậu Ý Nhi?

BÌNH LUẬN (0)

Tin liên quan